Tham dự sự kiện có Ông Đinh Minh Tùng - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo; Ông Phạm Quốc Chính - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên; PGS.TS. Hoàng Văn Hùng - Giám đốc Đại học Thái Nguyên; Bà: Frauke Peters-Barisic, Giám đốc vùng Tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới (BftW); TS. Nguyễn Quang Tân, Điều phối viên quốc gia - Tổ chức Nghiên cứu Nông Lâm Thế giới (ICRAF).
Tiết mục văn nghệ chào mừng
Về phía Trường Đại học Nông Lâm có GS. TS Nguyễn Thế Hùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS. TS Nguyễn Hưng Quang - Phó Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng Nhà trường; các thầy cô trong Ban Giám hiệu, lãnh đạo các đơn vị thuộc trường, Viện Lâm nghiệp và Phát triển bền vững (IFS) và các đối tác thực hiện Dự án.
GS.TS. Nguyễn Thế Hùng, Chủ tịch Hội đồng trường phát biểu tại buổi lễ
Phát biểu tại buổi lễ, GS.TS. Nguyễn Thế Hùng, Chủ tịch Hội đồng trường đã bày tỏ lời cảm ơn tới BftW đã chọn Trường ĐHNL là nơi triển khai một dự án đầy ý nghĩa, góp phần vào việc hỗ trợ Việt Nam thực hiện cam kết tại COP - 26 của Chính phủ Việt Nam về trung hòa phát thải vào năm 2050, đồng thời trang bị cho người dân Việt Nam các kiến thức về thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu.
Thay mặt cho đơn vị tài trợ của Dự án, bà Frauke-Peters Barisic, Trưởng đại diện Văn phòng Vùng của BftW tại Việt Nam và Lào, cho biết: đây là một Dự án vô cùng quan trọng của BftW tại Việt Nam và được xem như một Dự án có tính chất mở đường trong lĩnh vực chống biến đổi khí hậu, vốn được xem như là một trong những ưu tiên cho kế hoạch chiến lược của BftW.
Bà Frauke-Peters Barisic, Trưởng đại diện Văn phòng Vùng của BftW tại Việt Nam và Lào phát biểu tại buổi lễ
Các đại biểu cũng đã được nghe TS. Nguyễn Quang Tân - Điều phối viên Quốc gia của ICRAF tại Việt Nam, giới thiệu khái quát về Dự án với những thông tin thú vị về kế hoạch sắp tới mà Dự án sẽ triển khai nhằm đạt một số kết quả mong đợi vào cuối kỳ, các thực hành và biện pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu cụ thể theo bối cảnh được người dân và chính quyền ở vùng Dự án áp dụng. Các giải pháp cho vấn đề khí hậu do Dự án thúc đẩy sẽ được khuyến nghị tới chính quyền cấp tỉnh để xem xét khả năng triển khai và áp dụng, và hồ sơ xin phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung tâm học tập về Khí hậu được nộp cho cơ quan thẩm định để xem xét.
TS. Nguyễn Quang Tân - Điều phối viên Quốc gia của ICRAF tại Việt Nam, giới thiệu khái quát về Dự án
Ông Đinh Minh Tùng - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại buổi lễ
PGS.TS. Hoàng Văn Hùng - Giám đốc Đại học Thái Nguyên phát biểu tại buổi lễ
Ông Phạm Quốc Chính - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên phát biểu tại buổi lễ
Nhóm Dự án phát động cuộc thi sáng tạo biểu trưng của Dự án
Cũng tại sự kiện này, Dự án cũng đã phát động cuộc thi sáng tạo biểu trưng của Dự án nhằm tạo không gian cho sự sáng tạo và giúp công chúng tìm hiểu thêm về biến đổi khí hậu với một trải nghiệm khác biệt. Cuộc thi này mở cho tất cả mọi người và dự kiến thời hạn nhận bài dự thi từ 3/5/2024 đến 3/6/2024.
Phát biểu bế mạc, PGS. TS. Nguyễn Hưng Quang, Hiệu trưởng Nhà trường đã chia sẻ với các đại biểu về cam kết cao nhất của tập thể lãnh đạo nhà trường trong việc hỗ trợ Dự án đi đến thành công, qua đó cũng phục vụ cho mục tiêu phát triển mà trường ĐHNL hướng tới đó là phát triển theo định hướng nghiên cứu, tự chủ và là Trung tâm đào tạo chất lượng cao được kiểm định quốc tế, Trung tâm nghiên cứu khoa học có uy tín; cung cấp nguồn nhân lực có đầy đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực đổi mới, sáng tạo, trách nhiệm xã hội và có sức khỏe tốt phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
PGS. TS Nguyễn Hưng Quang - Phó Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu tại buổi lễ
Nhóm Dự án LEARN - VN
Dự án “Trung tâm học tập về Trung hoà phát thải và Bền bỉ với khí hậu ở miền Bắc Việt Nam” hướng tới mục tiêu dài hạn với cách tiếp cận theo hướng dài hạn, trong đó hướng tới khả năng có thể xây dựng một trung tâm học tập về khí hậu trong giai đoạn tiếp theo, nơi mọi người có thể tiếp cận, bao gồm các vấn đề và hành động về khí hậu. Trung tâm này dự kiến sẽ hoạt động như một trung tâm về kiến thức, cho phép các cộng đồng bản phương thể hiện sự lãnh đạo của họ trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, cung cấp mạng lưới và quan hệ đối tác nhiều bên liên quan, đồng thời kết nối với mạng lưới toàn cầu.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Ánh Nguyệt